Hướng dẫn cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi an toàn và hiệu quả

Sặc sữa lên mũi là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa lên mũi và không xử lý kịp thời có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Để hỗ trợ các bậc phụ huynh nhận biết cách xử lý cho con trẻ của mình, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa?

Trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh thường bị sặc sữa do một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Các bé bú bình, ba mẹ đục lỗ thông ở đầu vú cao su quá to, dẫn đến sữa chảy nhanh làm bé bú không kịp, bị sặc sữa.
  • Bé bú bình nhưng núm vú để xa, miệng ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao dẫn đến trình trạng trẻ nuốt nhiều, dễ bị sặc và nôn trớ sau khi ăn.
  • Ba mẹ ép trẻ bú quá nhiều nên bé nôn trớ, sữa sặc lên mũi.
  • Trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ. Một số bé được ba mẹ cho bú bình sau đó chìm vào giấc ngủ, điều này dễ làm cho bé bị sặc sữa. Khi bé ngủ, miệng bé ngậm núm vú sữa vẫn chảy nhưng không hề nuốt, khi bé thở mạnh sẽ hít sữa lên mũi gây sặc sữa, khó thở.
  • Ba mẹ không theo dõi trẻ thường xuyên sau khi bú.
  • Đặt bé nằm ngay sau khi bú. Trẻ vừa ăn no sẽ chìm vào giấc ngủ, nhiều bậc phụ huynh đã đặt bé nằm ngay sau khi ăn no. Điều này dễ làm cho bé khó chịu, sặc sữa và dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ.
  • Vừa cho bé ăn vừa nói chuyện làm bé cười. Điều này nhiều bậc phụ huynh không biết, thường chọc cho bé cười để dỗ bé ăn, tuy nhiên bé cười trong lúc ăn sữa rất có thể làm cho bé bị sặc, ho và sữa lên mũi gây cảm giác khó thở.

Khi bé bị sặc sữa lên mũi, sữa đi vào đường hô hấp gây ngạt thở và một số di chứng như tổn thương não, viêm phổi, thậm chí nếu không được xử lý ngay lập tức có nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

Một số nguyên nhân gây ra sặc sữa ở trẻ nhỏ
Một số nguyên nhân gây ra sặc sữa ở trẻ nhỏ

Cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi

Để giúp bé thở ổn định lại khi bị sặc sữa lên mũi, ba mẹ cần thực hiện lần lượt theo các bước sau cho đến khi bé trở về trạng thái bình thường.

Bước 1: Để cho bé ngồi dậy

Khi bé bị sặc sữa, ba mẹ cần để cho bé ngồi dậy, tuyệt đối không để bé nằm. Để cho bé ho và nôn sữa ra, nếu bé vẫn ho được thì đường thở của bé chỉ bị tắc một chút. Lau sữa ở miệng, ở mũi, và các bộ phận khác cho trẻ.

Bước 2: Hút sữa

Trong trường hợp sữa sặc lên mũi, bé sẽ cảm thấy khó thở, da tím tái. Ba mẹ cần thực hiện hút sữa từ mũi và miệng của bé ra ngay lập tức. Ba mẹ dùng miệng của mình để hút sữa từ mũi trẻ thật nhanh và mạnh, sau đó nhéo bé một cái để kích thích bé thở. Đây là cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng, là bước sơ cứu đầu tiên trong thời gian chờ xe cấp cứu đến.

Bước 3: Dốc ngược bé lên và vỗ nhẹ

Sau khi hút sữa cho bé xong mà bé vẫn còn cảm giác khó thở, da tím tái là do trong đường hô hấp của bé vẫn còn sữa. Ba mẹ cần dốc ngược bé lên, đặt bé nằm úp trên cánh tay của bạn, sau đó vỗ nhẹ vào lưng bé cho bé ọc hết sữa ra. Sau đó lật bé lại để đánh giá xem tình trạng của bé.

Bước 4: Ấn ngực

Nếu sơ cứu đến bước thứ 3 mà bé vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường, ba mẹ cần thực hiện cách sơ cứu khác. Đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu bé, một tay ấn ngực bé để giúp bé hít thở.

Bước 5: Đưa bé đi cấp cứu

Sau khi đã thực hiện lần lượt các bước trên, bé vẫn không thể thở được cần phải đưa bé đi cấp cứu gấp. Trong thời gian đợi cấp cứu, tiếp tục sơ cứu cho bé lần lượt từ bước 1 đến bước 4 để giúp bé có thể hít thở.

Hướng dẫn cách xử lý cho trẻ khi bị sặc sữa lên mũi
Hướng dẫn cách xử lý cho trẻ khi bị sặc sữa lên mũi

Một số biện pháp chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Mặc dù tình trạng sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, không khó để bắt gặp, tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau để tránh tình trạng sặc sữa lên mũi ở trẻ. 

  • Không nên để bé vừa bú vừa ngủ. Đa số nguyên nhân dẫn đến sặc sữa là do thói quen cho bé vừa bú vừa ngủ ở một số các ông bố bà mẹ. Vì vậy, cần thay đổi thói quen cho bé, không cho bé ăn trong khi ngủ.
  • Không nên cười đùa nói chuyện với bé trong lúc bé bú, tránh làm bé phân tâm.
  • Khi cho bé bú bình, cần chú ý lỗ thông ở đầu núm vú. Không nên đục lỗ thông quá to dễ làm cho bé sặc, để bé bú một cách nhẹ nhàng.
  • Nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa chảy xuống đầy núm vú, không nên để bình quá thấp. Khi cho bé bú không nên để núm vú quá xa để bé không phải mút nhiều khiến cho không khí đi vào, dễ làm bé sặc và nôn trớ sau khi bú.
  • Sau khi cho trẻ bú no, nên bế trẻ đứng khoảng 10 – 15 phút cho đến khi trẻ ợ hơi, tránh đặt trẻ nằm ngủ ngay sau khi ăn no.
  • Không để trẻ nằm sấp hoặc quay mặt vào tường, sau khi trẻ ăn no cần theo dõi giấc ngủ của trẻ thường xuyên.
  • Không để bé nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng đến nhịp thở của bé.
  • Đối với những bé có vấn đề về đường hô hấp, cần theo dõi sát sao, khi cho bú cần để trẻ bú từ từ, không ép trẻ bú quá nhanh tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.

Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp trên để giảm thiểu tối đa trường hợp trẻ bị sặc sữa. Trong những tình huống bất ngờ khiến trẻ bị sặc, các bậc phụ huynh cũng cần áp dụng các cách xử lý hiệu quả để có thể cho bé nhà bạn hít thở và quay trở lại trạng thái bình thường.

Các biện pháp phòng ngừa sặc sữa lên mũi cho trẻ sơ sinh
Các biện pháp phòng ngừa sặc sữa lên mũi cho trẻ sơ sinh

Trên đây là toàn bộ thông tin và hướng dẫn cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi tại nhà an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp áp dụng các hướng dẫn tại nhà mà bé vẫn có những biểu hiện khác lạ, cần đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh đã, đang và sẽ làm bố, làm mẹ.